Đa số trẻ em bắt đầu biết bò vào tháng tuổi thứ 8. Khi biết bò, bé sẽ sớm biết nắm và kéo, khi đó kệ bếp và các mặt phẳng khác cũng không còn quá tầm tay bé.
Có những lưu ý nhằm bảo đảm an toàn cho bé yêu ở độ tuổi biết bò mà bạn không thể bỏ qua. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách giả làm em bé và bò loanh quanh xem có còn bỏ sót thứ gì nữa hay không.
Khi tắm cho bé
- Đổ nước vào chậu vừa đủ qua chân bé (mực nước cao khoảng 6 đến 9cm)
- Dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng (có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra, nhiệt độ nước nên ở khoảng 36 đến 37 độ C)
- Không bao giờ được để bé trong chậu tắm mà không trông coi, dù chỉ trong vài giây
- Đặt thảm chống trượt dưới chậu tắm và trên sàn nhà kế bên chậu
Nên có khi tắm bé
- Bọc các góc cạnh sắc nhọn có thể có trong nhà tắm như vòi nước, cạnh bồn tắm…
- Phao tắm bé, chọn loại phao dành cho trẻ nhỏ
Đề phòng bé bị phỏng
- Không mang đồ ăn thức uống nóng trong khi ẵm bé
- Để đồ ăn và thức uống ra xa cạnh bàn và kệ bếp
- Không bế bé khi đang nấu nướng trên bếp
- Xoay tay cầm của ấm đun nước vào phía trong
- Kiểm tra chốt an toàn của các loại bếp lò
Nên có trong nhà bếp
- Tấm chắn nhựa bảo vệ giúp ngăn bé chạm vào bếp, lớp bọc nút vặn bếp
Khi cho bé ngồi xe
- Cho bé ngồi trên ghế cho trẻ em đến khi bé được 2 tuổi hay đến khi bé đủ cao và nặng để ngồi chỗ của mình
Khi thay tã cho bé
- Nên đặt bé trên mặt phẳng và không được lơ là bé dù chỉ một giây
- Để các vật dụng ra khỏi tầm với của bé
Quần áo
- Không dùng các loại quần áo có dây rút cho bé
Cũi
- Không dùng cũi có thành di động có thể nâng lên hạ xuống, bé rất dễ té lăn ra ngoài hoặc mắc kẹt vào khung cũi nếu chốt bị hỏng
- Không đặt gối đầu, gối ôm và những món đồ nhồi bông trong cũi vì có thể vô tình che mặt bé khiến bé ngộp thở.
- Khi bé có thể bò trên hai tay và đầu gối, nên cất hết điện thoại và đồ chơi treo phía trên cũi
- Khi bé có thể ngồi được, nên hạ tấm nệm xuống mức thấp nhất
- Đừng để đồ chơi trên giường khi bé ngủ
Cửa ra vào
- Dùng phụ kiện chặn cửa và giữ cửa để tránh bé bị kẹp ngón tay
Ổ cắm, dây điện và các thiết bị điện
- Đặt phích cắm an toàn hoặc nắp đậy ổ điện phía trên những ổ cắm không sử dụng hay dùng đồ đạc che lại
- Giấu dây điện phía sau đồ đạc hoặc dùng thiết bị để bọc lại
- Tháo phích cắm máy sấy, lò nước và các vật dụng khác và đặt xa tầm với của bé
Đề phòng bé bị ngã
- Không bao giờ để bé một mình trên giường hoặc sofa, ghế tập đứng, ghế cao hay bất cứ chỗ nào bé có thể té từ trên cao xuống
- Dùng chắn an toàn cho cửa sổ và lưới an toàn trên cửa sổ, bản tựa, đầu cầu thang
- Cắt những sợi dây kéo màn cửa vì có thể vô tình quấn vào người bé
- Lắp đặt cửa chặn ở đầu và cuối cầu thang
- Chặn những khe hở trên cầu thang rộng hơn 10cm bằng những thanh chắn bằng nhựa, mica hoặc những chất liệu an toàn khác
- Khi đưa bé đi mua sắm, luôn dùng dây đeo an toàn trên xe đẩy
Sơ cấp cứu
- Tham gia khóa học sơ cứu hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ sơ sinh
- Tìm hiểu các bước sơ cứu cho các trường hợp thường gặp ở trẻ nhỏ như hóc dị vật, phỏng…
Các đồ vật nguy hiểm
- Cất hết dao, đồ dễ vỡ, vật nặng và các thứ nguy hiểm khác hoặc để xa tầm tay bé
- Kiểm soát các khu vực không an toàn bằng cổng an toàn, ổ khóa cửa hay các tấm chắn
- Lắp ổ khóa hay then cài cho các tủ, kệ đựng các đồ vật không an toàn
- Để thùng rác vào nơi bé không chạm đến
- Đặt đầu đĩa CD và DVD vào tủ kéo hoặc tủ kính có khóa
- Không sử dụng khăn trải bàn hay tấm lót dĩa, bé có thể kéo chúng xuống
- Đánh lạc hướng bé khỏi những khu vực cấm bằng cách dành cho bé một cái tủ để mở và cho vào đấy những đồ vật nhẹ và an toàn cho bé
Đồ đạc trong nhà
- Gắn đệm bọc bốn góc bàn để giữ an toàn cho bé
- Kiểm tra các đồ vật có thể ngã hay rớt trúng bé như tủ sách, tủ có ngăn kéo.
- Đảm bảo tivi màn hình phẳng có vòng kẹp hoặc đế giữ an toàn để không ngã vào bé
- Các vật nặng và ở trên cao nên được để càng sâu vào trong càng tốt như bình hoa
- Đảm bảo các loại đèn cao và dễ di chuyển ra đằng sau đồ đạc trong nhà
Khi cho bé ăn
- Sử dụng một cái ghế cao, vững chắc và cứng cáp có vòng kẹp an toàn
- Cột ghế ngồi ăn vào bàn để ghế không thể lật ngược
- Không được lơ là chú ý bé khi bé đang ngồi trên ghế ăn
Phòng ngừa bé bị trúng độc
- Cất hết các loại thuốc, chất khử trùng tay, vitamin, đồ dùng khi tắm, long não và các vật dụng có chứa độc tố khác hoặc để xa tầm với của bé
- Bỏ hết các loại cây trồng chứa độc tố trong nhà hay đem chúng ra chỗ khác
Khi cho bé ngủ
- Cho bé nằm ngửa khi ngủ, dù chỉ là ngủ trưa
- Không đặt gối đầu, gối ôm và những món đồ nhồi bông trong giường bé vì có thể vô tình che mặt bé khiến bé ngộp thở
- Đừng để bé ngủ trên giường nước hay các mặt phẳng mềm khác
Đề phòng bé bị cháy nắng
- Giữ cho bé tránh xa ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm khi ánh nắng gay gắt nhất
- Khi bé ra ngoài, bảo vệ làn da bé với nón, quần áo sáng màu tay dài và kem chống nắng
Đồ chơi của bé
- Có các bộ phận không thể tháo rời và đảm bảo đồ chơi ở tình trạng tốt, không gãy bể hay hư hỏng
- Không có nút, khuyên, vòng hạt, ruy băng hay các vật khác mà bé có thể bỏ vào miệng và gây nghẹn
- Không quá nặng, nếu quá nặng nó sẽ ngã vào người làm bé bị thương
- Dây thừng và dây đeo an toàn không được dài quá 30cm
- Phù hợp với độ tuổi và khả năng thể chất của bé
- Không được treo đồ chơi quanh cổ của bé
Đề phòng bé bị trượt ngã
- Không được lơ là quan sát bé dù chỉ trong giây lát khi bé ở gần hoặc trong hồ bơi hay nơi có hồ nước
- Nếu nhà bạn có hồ bơi, cần dựng hàng rào xung quanh hồ, cao ít nhất là 1m2 với chốt cài tự đóng mở
- Vệ sinh chậu bơi cho bé và dựng đứng lên sau mỗi lần dùng
- Không được để sót lại dù chỉ là một ít nước, chất tẩy rửa hay các dung dịch khác trong xô hay các vật chứa khác
Cửa sổ
- Cắt hoặc buộc lại những sợi dây lủng lẳng trên các tấm màn che
- Để bé tránh xa các cửa sổ mở.